“TIẾT LỘ” 4 NGHI LỄ QUAN TRỌNG CỦA NGƯỜI HÀN

“TIẾT LỘ” 4 NGHI LỄ QUAN TRỌNG CỦA NGƯỜI HÀN

Văn hóa Hàn Quốc vô cùng đặc trưng và đa dạng. Đặc biệt, khi tìm hiểu văn hóa Hàn Quốc, chúng ta sẽ rất ngạc nhiên khi người dân nơi đây tổ chức đầy đủ các nghi lễ trưởng thành cho một vòng đời con người. Vậy, hãy cùng VJ Biên Hòa khám phá về các nghi lễ độc đáo này nhé!

Danh mục

GIỚI THIỆU VỀ CÁC NGHI LỄ

Hàn Quốc là một đất nước rất coi trọng các tín ngưỡng, nghi lễ. Đặc biệt là những nghi lễ trong  các giai đoạn quan trọng cuộc đời mỗi con người. Với người Hàn, 4 giai đoạn đánh dấu những thay đổi cơ bản trong một vòng đời: lễ trưởng thành, lễ thành hôn, tang lễ và tế lễ tổ tiên. Người dân xứ sở kim chi gọi chung đây là Gwanhonsangje (관혼상제), nghĩa là Quan-Hôn-Tang-Tế. Mỗi nghi lễ đều có một ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với người Hàn. Vì vậy, qua từng thời kì, người Hàn luôn lưu giữ, tiếp nối và phát triển các nét đẹp văn hóa đó.

Sau đây, hãy cùng chúng mình tìm hiểu kĩ hơn về các nghi lễ trưởng thành của người Hàn Quốc nhé!

LỄ TRƯỞNG THÀNH

Nghi thức uống rượu trong lễ trưởng thành Hàn Quốc

Lễ trưởng thành có nguồn gốc từ thời Goryeo. Trước đây nghi lễ này còn quan trọng hơn cả đám cưới. Trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm, năm 1999, chính phủ bắt đầu hồi sinh nghi thức và chọn mốc 19 tuổi để đón lễ trưởng thành.

Lễ trưởng thành có ý nghĩa vô cùng quan trọng với người Hàn Quốc. Không chỉ là nghi lễ đánh dấu bước ngoặt trở thành người lớn và có thêm các quyền hạn và trách nhiệm mới. Ngoài ra, nghi lễ này cũng là một cách để bảo tồn và nhắc nhở về văn hóa truyền thống của dân tộc

Lễ trưởng thành thường rất đơn giản. Các chàng trai trưởng thành cuộn mái tóc dài thành búi trên đỉnh đầu và được tặng một chiếc mũ truyền thống của dân tộc Hàn Quốc làm từ đuôi ngựa. Các cô gái trưởng thành tết tóc thành hai bím và cài vào tóc đồ trang sức được gọi là binyeo (비녀). Sau đó họ sẽ đón khách, uống rượu và thăm nhà thời tổ tiên.

LỄ THÀNH HÔN

Hôn lễ truyền thống và hiện đại của người Hàn Quốc

Lễ thành hôn là một sự kiện trọng đại trong cuộc đời mỗi con người. Và người Hàn rất coi trong dịp lễ này. Luật hôn nhân ở Hàn Quốc có quy định không được lấy nhau trong vòng 8 đời. Nghĩa là người cùng họ hàng sẽ không thể tiến tới hôn nhân. Tuy nhiên cuộc sống hiện đại đã dần thay đổi được quan niệm cổ hủ này nhưng người dân Hàn vẫn chưa hết ám ảnh và hoài nghi.

Lễ thành hôn tại Hàn Quốc mang đậm tính nghi lễ. Lễ cưới truyền thống thường được thực hiện theo 5 bước bài bản. Đầu tiên, nhà trai đem lễ vật đến đặt vấn đề cưới hỏi với nhà gái. Nếu được đồng ý, cả hai cùng thống nhất ngày lành tháng tốt để gặp nhau bàn chuyện hôn sự. Sau đó, nhà trai qua bà mối để nhà gái ấn định ngày cử hành hôn lễ. Tiếp đó, nhà trai mang sính lễ đến nhà gái. Cuối cùng, chú rể mới được đón cô dâu về làm vợ.

Hôn lễ thường có những món đồ: đôi uyên ương gỗ, đôi gà trống, gà mái. Ngoài ra còn táo tàu (trường sinh bất lão), hạt dẻ (con cháu sung túc), cây tùng bách, cây táo tàu, cây đào, cây tre và mì. Và không quên mặc Hanbok truyền thống. Tuy nhiên ngày nay, nghi lễ kết hôn ở Hàn Quốc đã đơn giản hơn từ nghi thức đến trang phục.

LỄ TANG TẾ

Tang lễ tại Hàn Quốc

Tang lễ người Hàn Quốc thường mang đậm màu sắc Nho giáo. Tang lễ thể hiện sự hiếu thảo và tiếc thương của con cháu trước sự ra đi của người quá cố. Trong tang lễ, tất cả mọi người chỉ được mặc trang phục màu trắng.

Tang lễ được cử hành theo nghi thức truyền thống Hàn Quốc rất cầu kỳ. Đám tang truyền thống có các nghi lễ như Kobok (gọi hồn người chết), nghi lễ Uche (phòng linh hồn lạc khỏi xác) và nghi lễ Cholkok thể hiện mọi kiêng kỵ. Thời gian để tang kéo dài trong hai năm, sau hàng loạt các nghi lễ cầu khấn. Bên cạnh những nghi thức tang lễ cầu kỳ, người Hàn Quốc còn thực hiện nhiều nghi lễ thờ cúng khác liên quan giữa sự sống và cái chết.

LỄ TẾ TỔ TIÊN

Mâm cúng trong lễ tế tổ tiên của người Hàn Quốc

Đây là nghi lễ thể hiện sự tưởng nhớ, tôn kính đối với tổ tiên của người Hàn Quốc. Nghi lễ mang đậm giá trị tinh thần của dân tộc, nhấn mạnh trật tự, quan hệ huyết thống giữa người chết và người sống.

Họ phải chuẩn bị đủ loại các thức ăn, sắp xếp đúng vị trí trên bàn cúng, dâng lên ông bà tổ tiên, cúi lạy trước linh vị. Đám giỗ thường được tổ chức vào 12 giờ đêm, vì người Hàn nghĩ đây là giờ linh thiêng của cõi âm. Ngoài ra, họ cũng đến thăm mộ, tảo mộ ông bà tổ tiên vào ngày tết trung thu – Chuseok (추석).

—————————–
TRUNG TÂM TƯ VẤN: DU HỌC BIÊN HÒA
Tiềm Tin Mang Theo
——————————
👉 Địa chỉ:
🏠 Số 13/6b, đường Trương Định, Kp2, P Tân Mai, Tp Biên Hòa, Đồng Nai
☎️ 0948 627 979 (Mrs Hồng)
     0913 674 836 (Mr Khoa)
     0919 009 665 (Mr Dương)
Fanpage: Du học-xkld Đồng Nai