CÁCH CHÀO HỎI CỦA NGƯỜI NHẬT

CÁCH CHÀO HỎI CỦA NGƯỜI NHẬT

Nhật Bản là một xã hội theo đẳng cấp dọc, vì thế người Nhật không có quan niệm về sự “bình đẳng” giống như các nước khác. Các mối quan hệ ở Nhật theo khuynh hướng người trên và kẻ dưới, người chủ hoặc sếp trong công ty được ví như cha mẹ và nhân viên được xem như con cái trong gia đình. Lòng trung thành đối với cấp trên và công ty được người Nhật đánh giá như một phẩm chất cao quý. Trong các công ty, chấp hành kỷ luật và tôn trọng cấp trên cũng như tôn trọng những người thâm niên hơn là nền tảng cho các mối quan hệ. Trước khi thiết lập mối quan hệ với ai đó, họ cần biết được cấp bậc của người ấy để cư xử cho đúng phép tắc. Danh thiếp cung cấp những thông tin này, nên bạn phải trao danh thiếp của mình ngay khi chào hỏi lần đầu tiên.

Danh thiếp phải được cho và nhận bằng hai tay. Người Nhật luôn trông đợi tấm danh thiếp của mình được người khác xem và ngắm nghía ngay khi nhận. Trong suốt cuộc gặp gỡ, danh thiếp nên được để trên bàn. Sau khi gặp xong phải được trân trọng cho vào ví và không bao giờ được nhét trong túi quần sau.

Nguyên tắc khi giao tiếp:

+ Đến sớm hơn vài phút trước giờ hẹn, người có cấp bậc cao nhất sẽ là người tiến vào phòng đầu tiên, chủ nhà là người giới thiệu những thành viên tham dự và theo cấp bậc từ cao đến thấp. “Họ” được dùng để giới thiệu cùng với cấp bậc thay vì dùng tên.
+ Phải có khoảng cách khi đứng giao tiếp, khi giới thiệu họ thường cúi đầu chào nhau, cúi cao hay thấp thì tùy vào cấp bậc, cấp bậc càng cao thì cúi đầu càng thấp.
+ Khi bắt tay với họ thì không nên giao tiếp mắt và siết mạnh, thường thì các vị cao cấp bắt tay trước khi ra về và hãy để cho người khách quan trọng nhất bước ra khỏi phòng trước.

Trước khi đi phỏng vấn, trước tiên hãy nhớ 3 điều quan trọng trong cách cư xử như sau:

  1. Phong tục cúi đầu:

Ở Nhật không có văn hóa bắt tay mà là văn hóa cúi đầu. Với những người Nhật có kinh nghiệm sống ở nước ngoài lâu thì cũng thường hay chào hỏi bằng cái bắt tay. Tuy nhiên, nếu bạn cúi đầu chào thì họ thì họ sẽ ghi nhận rằng “Oh, người này biết lễ nghi của Nhật”. Cách cúi đầu đúng là cúi từ từ, đầu hạ thấp xuống. Để tạo ấn tượng tốt cho nhà tuyển dụng thì trước và sau buổi phỏng vấn nhớ đừng quên cúi đầu nhé.

  1. Chào hỏi:

“Chào buổi sáng”, “hôm nay có gì nhờ anh/chị giúp đỡ”, “hôm nay thành thật cảm ơn anh/chị nhiều”… là những câu chào hỏi (cửa miệng) mà người Nhật vô cùng coi trọng, hơn cả những gì bạn tưởng tượng. Đặc biệt là lời cảm ơn, bạn nhất định phải nói. Bởi vì, người phụ trách phỏng vấn cũng rất bận rộn nhưng đã dành thời gian để phỏng vấn bạn, nên bạn hãy tỏ chút lòng biết ơn bằng cách cúi đầu cảm ơn đối với họ.

+ Đối với nam: hai bàn tay duỗi thẳng, khép ngón, khép hai cánh tay sát bên sườn, và cúi xuống.

+ Đối với nữ: hai tay duỗi thẳng, đặt trước người tạo thành hình chữ V sao cho bàn tay phải đặt trên bàn tay trái, ngón tay duỗi thẳng và khép lại, rồi từ từ cúi chào.

  1. Nhận danh thiếp bằng 2 tay:

Trước khi bước vào cuộc phỏng vấn thường thì có màn chào hỏi giữa hai bên, và cũng có nhiều trường hợp đối phương sẽ đưa danh thiếp cho bạn. Nếu là ở Nhật, sinh viên vừa ra trường mà được tuyển vào công ty thì điều trước tiên công ty dạy sẽ là cách trao đổi danh thiếp. Khi nhận được danh thiếp của đối phương, bạn hãy nhớ dùng hai tay cầm 2 đầu của danh thiếp. Sau đó ngồi xuống ghế và đặt danh thiếp lên trên bàn (trước mặt của bạn), trong suốt buổi nói chuyện đừng cất nó đi.

Hy vọng với bài viết CÁCH CHÀO HỎI CỦA NGƯỜI NHẬT sẽ mang đến cho bạn những thông tin bổ ích. Chúc các bạn thành công!