Du học Đức, điểm đến của SV Việt Nam và Quốc Tế

DU HỌC ĐỨC, ĐIỂM ĐẾN CỦA SV VIỆT NAM VÀ QUỐC TẾ – Đức hiện nay đang nằm trong top 3 những nước được các cử nhân quốc tế yêu thích, lựa chọn làm điểm đến để nâng cao trình độ chuyên môn, tìm kiếm cơ hội việc làm và phát triển sự nghiệp lâu dài.

Hiện có hơn 374,951 sinh viên quốc tế đang theo học các chương trình Đại học, Cao đẳng tại Đức. Số lượng này chiếm 13% tổng số sinh viên tại quốc gia này. Con số này đang không ngừng tăng lên mỗi năm. Trong đó dĩ nhiên có cả các học sinh, sinh viên Việt Nam.

Điều này khá dễ hiểu. Bởi hiện nay, Đức được xem là một trong những quốc gia tân tiến nhất thế giới. Quốc gia này còn sở hữu hệ thống giáo dục tuyệt vời, đa dạng và chất lượng. Sinh viên được sàng lọc và đào tạo khắt khe, hiệu quả với mức chi phí khá “dễ chịu”. Trong đó, có tới 16 bang miễn chi phí học đại học.

Đối với học sinh, sinh viên Việt Nam, Đức nhiều thập kỷ nay vẫn luôn là mảnh đất du học “đáng mơ ước”. Đặc biệt, làn sóng Du học nghề Cơ khí, Điều dưỡng và Nhà hàng – Khách sạn gần đây đang “nở rộ” và được rất nhiều bạn trẻ lựa chọn theo đuổi. Hiện nay, Hệ thống Giáo dục và du học nghề toàn quốc Expertrans EI đang là cơ sở tư vấn giáo dục hàng đầu tại Việt Nam, chuyên cung cấp các chương trình đào tạo hấp dẫn này.

Quy định đối với việc sinh viên đi làm thêm tại Đức như thế nào?

Dù mức chi phí học tập và sinh hoạt không quá “đắt đỏ” như tại Mỹ, Anh, Úc, …, nhưng đại bộ phận du học sinh tại Đức vẫn dành thời gian để đi làm thêm. Điều này không những giúp họ trang trải cuộc sống mà còn nâng cao khả năng giao tiếp và tích lũy thêm nhiều trải nghiệm ở “xứ người”.

Theo Luật Ngoại kiều Đức và Luật Lao động hiện hành, sinh viên du học muốn tham gia lao động hay làm thêm kiếm thu nhập phải được Sở Lao động địa phương và Sở Ngoại kiều đồng ý cấp phép. Giấy phép Lao động (Arbeitserlaubnis) này phải được xin trước khi bắt đầu tham gia lao động.

Song, nếu bạn là sinh viên chính thức của một trường Đại học, Cao đẳng bất kỳ, bạn sẽ được miễn giấy phép này với điều kiện không được làm thêm quá 120 ngày hoặc 240 buổi (nửa ngày) trong năm.

Trường hợp làm thêm cho trường mình đang theo học thì cách tính này sẽ linh hoat hơn. Tuy nhiên, sinh viên vẫn phải xin được giấy phép làm thêm so với số giờ quy định trên.

Ở Đức, sinh viên sẽ phải đóng thuế thu nhập cá nhân khá cao. Song nếu thu nhập của sinh viên dưới 400 – 450 euro/tháng thì được miến thuế.

Trong trường hợp thực tập, nếu kì thực tập có quy định trong chương trình học thì sẽ không cần xin Giấy phép Lao động và cũng sẽ không áp dụng tính 90 ngày hay 180 đối với nửa ngày, kể cả đối với thực tập có tính lương. Nhưng nếu kỳ thực tập không có trong chương trình học thì sinh viên buộc phải có Giấy phép Lao động hoặc thời gian đó sẽ được tính theo quy định 90 ngày.

Sinh viên dự bị Đại học chỉ có thể tham gia lao động trong những dịp nghỉ hè, nghỉ đông. Việc này cũng cần được Sở Lao động địa phương, Sở Ngoại kiều đồng ý, cấp phép.

Tìm kiếm việc làm thêm ở Đức dễ hay khó?

Ở Đức, sinh viên sẽ không khó để tìm kiếm được các công việc như bồi bàn ở quán cafe, quán ăn nhanh, bán hàng tại siêu thị,… Mức lương ở đây khoảng 5 – 6 EUR/ giờ, chưa kể tiền tip.

Việc làm thêm ở Đức

Các công việc như trông trẻ, giúp việc nhà cũng khá nhiều. Tuy nhiên, các công việc này sẽ khiến các bạn sinh viên mất nhiều thời gian để thích nghi. Bởi lẽ, đa phần du học sinh đều được “bao bọc” nhiều khi ở Việt Nam, không thực sự thành thạo với các công việc nhà.

Công việc tại thư viện đòi hỏi trình độ tiếng Đức cao, thường ký hợp đồng 3-6 tháng. Vì thế, không phải sinh viên nào cũng có thể tiếp cận với cơ hội việc làm này

Đức là nước có nền khoa học công nghệ phát triển bậc nhất thế giới. Do đó, cơ hội việc làm trong những ngành tư duy chất xám luôn rộng mở. Công việc tại các doanh nghiệp như trợ lý, thực tập sinh,… mang lại thu nhập 8,5 – 10 EUR/ giờ.

Tuy nhiên, yêu cầu của những công việc này thường rất cao, kể cả là việc partime. Nhưng nếu có cơ hội trải nghiệm, bạn sẽ học hỏi được rất nhiều điều giá trị.

Du học sinh Việt tại Đức nên tìm kiếm việc làm thêm ở đâu?

Hiện nay, có rất nhiều nguồn thông tin để hỗ trợ du học sinh tại Đức tìm việc làm thêm. Trong đó, Website www.make-it-in-germany.vn được xem là một địa chỉ tìm việc khá tin cậy.

Ngoài ra, sinh viên cũng nên tham gia các forum, nhóm Facebook của cộng đồng du học sinh tại Đức. Đây là nơi trao đổi khá “sầm uất” về các công việc làm thêm, cũng như chia sẻ kinh nghiệm học tập bổ ích.

Giống như ở Việt Nam, CHLB Đức cũng thường xuyên tổ chức các Hội chợ Việc làm (Job Fairs). Các bạn du học sinh nên thường xuyên cập nhật về những sự kiện này trên bảng thông báo của trường hoặc Internet để sớm kiếm được những công việc phù hợp.

Đối với những sinh viên đã sinh sống lâu năm tại Đức, các bạn nên thường xuyên kết nối và tìm việc qua bạn bè, người quen. Đây chính là nguồn thông tin khá đảm bảo, tin cậy và an toàn.

Chia sẻ về kinh nghiệm làm thêm “xương máu” của các Du học sinh Việt tại Đức

Mai Trang (sinh viên khoa y trường ĐH Hamburg) hiện đang làm thêm tại một viện dưỡng lão. “Công việc của mình là dọn dẹp phòng cho các bệnh nhân. Thỉnh thoảng đưa một vài bệnh nhân ra sân sưởi nắng, phân phát thuốc, đưa đồ ăn cho bệnh nhân. Đôi khi mình phải phụ trách những bệnh nhân bị mất trí nhớ. Công việc của mình là theo dõi và nhắc nhở họ. Công việc này mình được trả 12€/ giờ. Mình thường chỉ làm vào cuối tuần, mỗi ngày 8 tiếng.

Dù có điều kiện tài chính nhưng mình vẫn đi làm thêm. Nó cho mình nhiều cơ hội học hỏi về ngành nghề của mình. Nếu ở Việt Nam thì chắc chắn mình sẽ không đi làm việc này. Đi du học chắc chắn sẽ có nhiều khó khăn phải vượt qua, nhưng mình cũng đã học được rất nhiều thứ. Mình đã lớn lên nhiều, không còn là cô bé nhõng nhẽo ba mẹ ở nhà nữa”.

Học cùng khoa y với Mai Trang, Hồng Vân lại làm thêm tại một bệnh viện thú y. “Mình được giao việc chăm sóc các “em” mèo bị ốm. Mỗi khi có một bệnh nhân mới, mình sẽ ghi tên, triệu chứng bệnh. Nếu bệnh nhẹ như cúm hay đầy bụng, mình sẽ thực hiện vài bước sơ cứu đơn giản. Đôi khi mình còn được tự tay truyền nước và tiêm cho các bé mèo nữa. Mình kiếm được 10€/ giờ, và 14€/ giờ cho những hôm có bệnh nhân đặc biệt”.

Phương Mai (Berlin) chia sẻ: “Công việc bán mỹ phẩm hiện tại của mình là “hưởng” lại từ bạn trai mình. Còn việc bồi bàn tại Burgerking của mình thì đã “nhượng” lại cho một cô bạn. Bọn mình trước khi nghỉ làm ở đâu cũng thường dò hỏi bạn bè xem có ai muốn thế chỗ không, cho đỡ phí việc”.

Lâm (sinh viên ĐH Bonn) lại đang có một công việc rất đặc biệt. “Mình đang dạy tiếng Việt cho 1 cậu bé gốc Việt. Bố mẹ bé đều là người Việt và rất muốn con mình có thể nói sõi tiếng mẹ đẻ. Việc dạy học cho bé không quá khó, nhưng mình phải có một sự kiên nhẫn cực kỳ. Bởi học tiếng Việt đối với bé, cũng như mình học tiếng Đức vậy, đều là học tiếng nước ngoài.

 

Du học sinh Việt tại CHLB Đức

Tóm lại, cuộc sống du học chưa bao giờ là dễ dàng, dù là ở Đức hay bất kỳ đâu. Không chỉ trong việc học tập, du học sinh tại Đức khi tìm kiếm việc làm thêm cũng sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn. Thế nhưng, điều này sẽ tạo ra “bước đệm” rất tốt, cho bạn những kinh nghiệm tuyệt vời để có thể vững vàng hơn trong chặng đường dài sau này.

Hy vọng, với bài viết DU HỌC ĐỨC, ĐIỂM ĐẾN CỦA SV VIỆT NAM VÀ QUỐC TẾ chúng tôi đã mang đến cho các bạn những thông tin hữu ích. Liên hệ với cúng tôi nếu Đức là giấc mơ của bạn!

——————————
TRUNG TÂM TƯ VẤN: DU HỌC & XKLĐ BIÊN HÒA
                   “Tiềm Tin Mang Theo”
——————————
👉 Địa chỉ:
🏠 Số 13/6b, đường Trương Định, Kp2, P Tân Mai, Tp Biên Hòa, Đồng Nai
☎️ 0948 627 979 (Mrs Hồng)
     0913 674 836 (Mr Khoa)
     0919 009 665 (Mr Dương)
Fanpage: Du học-xkld Đồng Nai

#duhocthacsihanquoc