Danh mục
Sinh ra không phải ai cũng may mắn ngậm sẵn thìa vàng như câu chuyện trong cổ tích hay phim ảnh. Sự thật vẫn là sự thật, nếu bạn không cố gắng phấn đấu bạn sẽ mãi đánh mất cơ hội đổi đời của bản thân mà con đường tốt nhất để đi chính là du học nghề Đức ….
Du học nghề Đức – Xác định đi là để chịu khổ không phải đi để làm giàu. Bạn trẻ nào đang tìm hiểu về du học nghề hãy đọc bài viết này của chúng tôi để hiểu được cuộc sống của du học sinh và cân nhắc thật kỹ khi sang Đức học nhé!
Du học nghề Đức là cơn ÁC MỘNG tại sao vẫn nên đi
1. Sự thật về con đường du học nghề Đức hiện nay
“Du học nghề Đức không cần quá giỏi về tiếng, chỉ cần biết sơ thôi thời gian làm thực hành là chính. Sang Đức sẽ được bổ túc 1 năm để lấy chứng chỉ B2 tiếng Đức nên không phải lo”.
Hay “Du học nghề Đức làm giàu nhanh, học không mất tiền được hưởng lương thực hành. Ngoài ra có thể xin ra ngoài làm thêm để gia tăng thu nhập”…
Thật buồn khi bức tranh về du học nghề Đức được mọi người truyền tai nhau và thêu dệt lên thành một ý nghĩa khác. Tất cả chỉ vì sự cám dỗ của cuộc sống mà rất nhiều tổ chức, trung tâm vì lợi ích mà bán lương tâm hay các cá nhân muốn làm giàu rồi sinh ra các vấn đề vi phạm pháp luật.
GTC muốn đính chính lại rằng, thực tế nếu bạn muốn sang Đức học tập bạn phải vững về tiếng. Tiếng Đức không phải ngôn ngữ khó học nhưng cũng không dễ, theo học tại trường Đức hầu hết là các thầy cô giáo người bản địa dạy.
Do đó, nếu bạn không học chắc về tiếng bạn sẽ nghe và không hiểu gì. Kết quả là chán nản học không vào bỏ dở giữa chừng. Vì vậy, bạn sẽ không thấy lạ khi có rất nhiều học viên trốn ra ngoài làm chui…
Mặt khác, nếu bạn nào đang có tư tưởng về du học nghề Đức có thể hái ra tiền làm giàu nhanh. Vj khuyên các bạn nên bỏ ý nghĩa này ngay vì nếu kiếm tiền dễ như vậy cũng không đến lượt các bạn.
Để kiếm được khoản tiền từ họ, bạn phải bỏ ra gấp đôi thậm chí gấp ba lần công sức mới thu về khoản tiền đó. Trong khi đó, với bạn thì khoản tiền đó là cao nhưng với người Đức sẽ không thấm nhuần gì.
Cho nên, đừng bao giờ nghĩ làm giàu tại Đức mà dễ dàng. Hãy nhớ rằng, học nghề tại Đức sẽ giúp bạn được va chạm với công việc thực tế sau ra trường, được tích lũy kinh nghiệm và rút ra bài học là có thật.
Nhưng còn việc làm giàu là không có. Với tư cách là sinh viên đang học trường nghề, sẽ có quy định về thời gian làm thêm cụ thể. Nếu may mắn bạn có thể tiết kiệm được 1 khoản tiền nhỏ dư ra và thông thường số tiền lương thực hành và làm thêm chỉ đủ để trang trải cuộc sống khi ở bên Đức.
Du học nghề Đức là cơn ÁC MỘNG tại sao vẫn nên đi
2. Những áp lực các bạn trẻ cần đối mặt
VJ biết rằng, có rất nhiều bạn du học nghề Đức hoàn toàn phải tự lo tất cả các chi phí sinh hoạt ở bên đó. Rất nhiều bạn gia đình không có điều kiện, sau khi sang Đức sẽ phải kiếm việc làm để trang trải cuộc sống.
Mặc dù, theo học chương trình nghề tại Đức các bạn sẽ không phải lo lắng về vấn đề học phí. Hầu hết, các trường nghề tại Đức sẽ được miễn học phí 100%. Tuy nhiên, mức sinh hoạt phí tại Đức rất đắt đỏ và bạn cần làm thêm để trang trải cuộc sống.
Có thể kể đến một số áp lực các bạn sẽ phải đối mặt như:
2.1. Áp lực từ công việc chỗ bạn đang thực tập tại trường nghề
Theo học tại các trường nghề của Đức, bạn cần xác định rõ khối lượng thời gian học chiếm rất ít và chủ yếu là thời gian thực hành. Vì vậy, với những bạn có cuộc sống khi ở cùng cha mẹ nhàn hạ sẽ sốc và phải mất thời gian dài để thích ứng kịp.
Đồng thời bạn cần chuẩn bị 200% năng lượng mỗi ngày làm việc. Bởi chỉ cần bạn sao nhãng, uể oải hay dở thói quen tiểu thư, công tử như khi còn ở nhà bạn sẽ được đáp lại là những câu nghe rất vang vọng:
– Nhanh lên
– Sao chậm thế
– Có muốn bị đuổi việc không…
Không những vậy, nếu bạn không cố gắng và hoàn thành tốt chương trình học, việc bạn bị đuổi khả năng sẽ rất cao.
2.2. Từ công việc làm thêm ngoài chỗ thực tập ngành bạn học
Ngoài việc làm tại trung tâm, doanh nghiệp tổ chức liên kết với trường nghề bạn đang theo học, bạn có thể xin ra ngoài làm thêm với số giờ theo quy định hiện nay. Thực tế, với những bạn sống cuộc sống khổ cực và vất vả ở quê, bạn sẽ dễ bắt kịp.
Tuy nhiên, với những bạn chưa từng chịu khổ hay đi làm thêm bao giờ, các bạn xác định rõ sẽ không theo nổi. Bởi vì, thời gian bạn thực tập tại đơn vị liên kết với trường đã rất vất vả, kết thúc thời gian ở trường chỉ muốn về ngủ luôn vì rất mệt, chứ đừng nghĩ tới chuyện làm thêm để trang trải cuộc sống.
2.3. Về vấn đề ngôn ngữ
Rất nhiều bạn trước khi sang Đức được nghe kể về vấn đề học tiếng, rằng không cần quan trọng nhiều sang đó học thì ít nhưng thực hành là chính. Nhưng thực tế, nếu bạn không nắm chắc kiến thức tiếng Đức, bạn sẽ bị bài xích trên đất nước của họ.
Thầy cô tại Đức giảng bài rất nhanh, nếu không vững kiến thức, bạn sẽ nghe mà không hiểu thầy cô nói gì. Như vậy, sao bạn hiểu để vận dụng vào công việc thực hành. Rất nhiều bạn đã khóc, thấy tủi thân và chán nản. Kết quả sinh ra bỏ học giữa chừng.
2.4. Về văn hóa và phong cách sống
Ngoài áp lực về cơm áo gạo tiền, để có thể dễ dàng hòa nhập với cuộc sống nơi đất khách quê người cũng không phải dễ dàng. Văn hóa của nước Đức không giống với ở Việt Nam. Cho nên, bạn bắt buộc phải học, hiểu và từ bỏ những thói quen của mình. Đồng thời, cần tạo lập và xây dựng mối quan hệ với người.
Du học nghề Đức là cơn ÁC MỘNG tại sao vẫn nên đi
3. Hành trình cần tìm hiểu trước khi đi du học nghề Đức
Khi bạn hiểu được bức tranh về cuộc sống của du học nghề Đức, nhận thấy được sự thành công phía sau của họ là cả một quá trình gian nan và đầy rẫy khó khăn. Vì vậy, nếu bạn quyết định chọn Đức là điểm đích của mình, bạn cần phải nỗ lực thật nhiều và tìm hiểu rõ ràng các vấn đề trước khi sang. Cụ thể:
3.1. Thông tin về chương trình du học nghề Đức
Chương trình du học nghề tại Đức là chương trình đào tạo kép, tức là hệ vừa học vừa làm. Ngoài các giờ học trên lớp, bạn sẽ được vận dụng các kiến thức đã học để thực hành tại đơn vị, trung tâm, doanh nghiệp liên kết trực tiếp với trường nghề của bạn.
Nhìn chung, chương trình nghề đem lại cho bạn rất nhiều ưu thế lớn khi ra trường. Bởi lẽ, trong suốt thời gian học tập, bạn sẽ được cọ sát với công việc, được tích lũy kinh nghiệm cho bản thân mình.
Đặc biệt, nếu bạn có năng lực và làm tốt bạn sẽ được trung tâm, doanh nghiệp liên kết với trường giữ lại và trở thành nhân viên chính thức.
3.2. Về điều kiện và thời gian du học nghề
Với du học nghề Đức, điều kiện tương đối đơn giản và không quá khắt khe như du học tại các nước Hàn, Nhật, Mỹ, Anh… Hiện tại, bạn chỉ cần đáp ứng các điều kiện sau:
- Đã tốt nghiệp hệ cấp 3 trở lên
- Nằm trong độ tuổi từ 18 tuổi và không quá 30 tuổi
- Không yêu cầu về điểm số cụ thể, chỉ cần có sức khỏe tốt để sinh sống và làm việc
- Chưa từng có tiền án, tiền sự hay mắc các bệnh truyền nhiễm
- Đạt trình độ tiếng Đức B1 trở lên
- Có lý lịch hồ sơ rõ ràng…
>>> Về thời gian du học nghề
Với các bạn đi diện du học nghề Đức thông thường, bạn sẽ mất thời gian khoảng 2 năm rưỡi đến 3 năm. Thời gian thay đổi vào tùy ngành nghề bạn học. Đặc biệt, với những bạn đi diện chuyển đổi văn bằng, thời gian học nghề sẽ được rút ngắn lại khoảng 1 năm rưỡi.
3.3. Chi phí về du học nghề Đức
Tham gia chương trình du học nghề Đức tại các trường theo quy định của Chính phủ Đức, bạn sẽ được miễn 100% tiền học phí trong suốt thời gian học nghề. Tuy nhiên, có một vài trường, họ sẽ thu 1 phần nhỏ tiền học phí nhưng số tiền cũng không đáng kể.
Do vậy, bạn nên tìm hiểu ngành nghề và trường học trước khi đăng ký để được miễn học phí tối đa nhất. Tóm lại, các khoản chi phí bạn cần chuẩn bị bao gồm như sau:
>>> Chi phí học tiếng tại Việt Nam
Thông thường, để học và thi lấy chứng chỉ tiếng Đức trình độ B1, bạn cần mất khoảng 9 đến 12 tháng để học. Chi phí dao động phụ thuộc vào trung tâm mà bạn theo học.
Đối với trung tâm Tư Vấn Du Học VJ, khi bạn đăng ký trọn gói du học nghề Đức, bạn sẽ không bị mất chi phí học và lấy chứng chỉ
>>> Chi phí ở KTX hoặc thuê trọ ngoài tại Việt Nam
Với khoản chi phí về nhà ở, tùy vào từng khu vực bạn ở sẽ có mức chi phí khác nhau. Để tiết kiệm tiền, chúng tôi khuyên bạn nên ở tại KTX. Ngoài việc tiết kiệm tiền, còn giúp bạn làm quen và tạo dựng mối quan hệ bạn bè cùng giúp đỡ nhau khi sang Đức.
>>> Chi phí làm hồ sơ
Cũng giống như các khoản chi phí khác, chi phí làm hồ sơ sẽ thay đổi tùy thuộc vào trung tâm bạn đăng ký. Trung bình, chi phí dao động khoảng 7.000 đến 9.000 Eur, tức 190 triệu đến khoảng 240 triệu đồng.
>>> Chi phí tiền vé máy bay
Đối với tiền vé máy bay sẽ không có mức cố định. Chi phí sẽ phụ thuộc vào thời điểm bạn bay sang Đức.
>>> Chi phí sinh hoạt tại Đức
Mặc dù mức sinh sống tại Đức cao hơn so với ở Việt Nam. Tuy nhiên, mức chi tiêu bình quân sẽ phụ thuộc vào tỉnh bạn học. Thông thường, mức sinh hoạt dao động khoảng 500 đến khoảng 700 Eur/tháng, tức khoảng 14 triệu đến 20 triệu đồng/tháng tiền Việt.
3.4. Khoản tiền lương nhận được trong thời gian học nghề tại Đức
Ngoài các khoản chi phí phát sinh cần chi trả khi sang Đức học tập, vấn đề tiền lương thực hành thực nhận trong suốt thời gian học cũng rất quan trọng.
Hiện nay, khoản tiền lương học viên nhận được hàng tháng sẽ thay đổi tùy thuộc vào từng ngành nghề, trung tâm hay doanh nghiệp liên kết với trường bạn học chi trả. Cụ thể:
+ Với ngành điều dưỡng
Vào năm thứ 1 mức lương trợ cấp thực hành hàng tháng sẽ dao động khoảng 700 – 900 Eur/tháng. Đến năm thứ 2 trở đi, mức lương sẽ dao động khoảng 1.000 – 1.200 Eur/tháng.
+ Đối với ngành nhà hàng – khách sạn, cơ khí
Với các ngành này, thông thường các học viên sẽ nhận được khoản trợ cấp khoảng 650 Eur/tháng. Từ năm thứ 2 trở đi, mức lương trợ cấp dao động khoảng 710 – 750 Eur/tháng. Phần lớn, mức lương sẽ thay đổi phụ thuộc vào mức chi trả của công ty trường liên kết.
Tuy nhiên, hầu hết các bạn sẽ chỉ nhận được khoảng mức tối thiểu như trên.
3.5. Chi tiết về hồ sơ du học nghề Đức
Xét về hồ sơ du học nghề Đức, bạn cần chuẩn bị 2 loại giấy tờ chính. Đó là giấy tờ gốc và giấy tờ photo công chứng. Cụ thể:
>>> Với giấy tờ gốc bao gồm
- Bản gốc hộ chiếu của bản thân
- Kết quả của bài thi test năng lực AS
- Thư giới thiệu hay thư ngỏ của thầy cô đã từng dạy hoặc cấp trên trong ngành liên quan đến nghề bạn đi du học
- Bản sơ yếu lý lịch hoàn chỉnh…
>>> Với giấy tờ cần công chứng bao gồm
- Giấy chứng nhận về sức khỏe
- Ngoài ra, bạn cần chuẩn bị bản gốc hộ chiếu, bằng cấp 3 hoặc bảng điểm hệ cao đẳng, trung cấp hoặc đại học
- Một số chứng chỉ khác như chứng chỉ trình độ tiếng Đức B1 trở lên
- Các loại giấy tờ tùy thân như chứng minh nhân dân, giấy chứng nhận về sức khỏe và ảnh chụp kèm theo để làm hồ sơ. Ảnh chụp sẽ tuân thủ kích thước và số lượng do Đại sứ quán Đức yêu cầu
Du học nghề Đức là cơn ÁC MỘNG tại sao vẫn nên đi
4. Quy trình du học nghề Đức
Để có một lộ trình bài bản và chuẩn chỉnh hướng đi cho bản thân, hãy cùng tìm hiểu về quy trình du học nghề Đức đang áp dụng cho các học viên. Đó là:
4.1. Giai đoạn ở Việt Nam
Để chuẩn bị hành trang đầy đủ để sang Đức, thời gian ở Việt Nam sẽ là quãng đường quan trọng trong hành trình chinh phục du học nghề Đức của bản thân. Các giai đoạn chính bao gồm:
>>> Giai đoạn 1 chính là tìm hiểu chi tiết về chương trình du học nghề Đức
Đây là khâu đầu tiên và quan trọng với các bạn. Về cơ bản, bạn cần nắm được các điều kiện cũng như đối tượng tham gia. Cụ thể:
– Về đối tượng và điều kiện cần đáp ứng đủ như sau:
- Là người có sức khỏe tốt và không mắc các bệnh lây nhiễm
- Có bằng tốt nghiệp cấp 3, chấp nhận cả học sinh học giáo dục thường xuyên hoặc học sinh đã tốt nghiệp lâu năm
- Ưu tiên độ tuổi từ 18-30 tuổi, ngoài ra nhiều trường hợp vẫn chấp nhận người có độ tuổi dưới 40 tuổi.
- Cần có bằng tốt nghiệp Đại học hoặc Cao đẳng đối với người tham gia chương trình du học nghề theo diện chương trình chuyển đổi văn bằng
- Có chứng chỉ B1 tiếng Đức trở lên
– Về chi phí:
Đối với chương trình du học nghề Đức, bạn sẽ được miễn học phí 100%. Tuy nhiên, bạn sẽ phải chịu khoản phí làm hồ sơ, phí visa, học tiếng…
>>> Giai đoạn 2 chính là học tiếng Đức và lấy được chứng chỉ tiếng Đức trình độ B1 trở lên
Giai đoạn học tiếng Đức rất quan trọng bởi đó là điều kiện quan trọng. Thông thường, khóa học này kéo dài khoảng 9 đến 12 tháng tùy vào trung tâm bạn học cũng như khóa học bạn đăng ký và khả năng tiếp thu của bạn.
>>> Giai đoạn 3 là sau khi lấy được chứng chỉ, bạn cần tiến hành hoàn thiện hồ sơ thủ tục nhập học
Trong giai đoạn này, bạn cần hoàn thiện hồ sơ nhập học. Các loại giấy tờ bao gồm:
- Giấy báo nhập học
- Bằng tốt nghiệp, bảng điểm hoặc học bạ
Trong đó, 2 loại giấy tờ này bạn cần có mẫu bản tiếng Việt và Tiếng Đức. Tiếp đó, bạn cần phải thẩm tra APS và do phòng văn hóa của Đại sứ Quán Đức chứng thực cho bạn. Nếu bạn đủ điều kiện quy định, bạn được cấp chứng chỉ APS và nộp lại các giấy tờ này để nhập học.
>>> Giai đoạn 4 là làm hồ sơ xin visa du học nghề Đức
Hiện nay, theo quy định mới để xin visa du học nghề Đức bạn cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau:
- Hộ chiếu gồm có bản gốc và 2 bản photo, đồng thời vẫn còn thời hạn sử dụng từ 1 năm trở lên
- 2 ảnh thẻ
- Tờ khai xin cấp visa dài hạn và đầy đủ thông tin (có thể lấy đơn cấp dài hạn online trên các trang web)
- Sơ yếu lý lịch gồm 1 bản gốc và 2 bản photo
- Thư trình bày lý do tại sao lại muốn học nghề đã chọn
- Các chứng chỉ bằng cấp liên quan
- Chứng chỉ tiếng Đức trình độ B1 trở lên
- Chứng nhận về các khóa học tiếng gồm thời gian, số tiết học, nội dung khóa học…. bằng chứng về hóa đơn đã thanh toán tiền học
- Giấy báo nhập học hay hợp đồng học nghề…kèm theo giấy chấp thuận của sở lao động Đức
- Các giấy tờ chứng minh tài chính
- Các loại giấy tờ khác kèm theo nếu có….
Theo như tìm hiểu, thời gian chờ xét duyệt visa khoảng 8 đến 12 tuần nên bạn cần tranh thủ xin visa sớm khi nhận được giấy báo nhập học nhé.
>>> Giai đoạn 5 là mua vé máy bay và chuẩn bị hành trang sang Đức
Thông thường, bạn cần chuẩn bị trước vé máy bay và hành trang mình sẽ mang sang Đức. Hầu hết, bạn nên tự săn vé máy bay trước để được giá rẻ hoặc nhờ phía bên trung tâm bạn đăng ký mua cho bạn.
4.2. Giai đoạn sang Đức
Khi sang Đức, bạn sẽ cần chuẩn bị sẵn tinh thần cũng như sức khỏe tốt để sớm thích ứng với khí hậu và môi trường bên đây. Vì vậy, bạn cần chuẩn bị qua 2 giai đoạn chính sau:
>>> Giai đoạn 1 là làm quen và bắt đầu hòa nhập cũng như học tập và làm việc tại nơi đây
Đối với giai đoạn này, bạn cần tính toán về nhiều khoản như mức chi phí sinh hoạt, nhà ở, tiền ăn…
>>> Giai đoạn 2 là giai đoạn bạn cần trải qua quá trình học tập kéo dài 3 năm tại Đức
Trong thời gian theo học nghề tại Đức, bạn sẽ được học tập và thực hành tại các công ty liên kết với trường nghề nơi bạn theo học.
Đây là giai đoạn tốt để bạn tích lũy kinh nghiệm cũng như được áp dụng các kiến thức được học vào công việc cụ thể của mình. Ngoài ra, có rất nhiều bạn trong thời gian học nghề tranh thủ để đi làm thêm nhằm trang trải cuộc sống và chi phí sinh hoạt của bản thân.
5. Những thủ tục cần chuẩn bị khi sang Đức
Một vài những thủ tục cần chuẩn bị sẵn khi đến Đức, đó là:
5.1. Về tinh thần
Với bất kể học viên nào trước khi xuất hành, chúng tôi luôn nhắc nhở các bạn cần phải có tinh thần thoải mái, sẵn sàng đối mặt với mọi thách thức và khó khăn trước mắt. Xa gia đình, bạn sẽ phải học cách tự lập, tự mình đối diện với mọi việc.
Trước áp lực về kinh tế của gia đình, về môi trường học tập, cuộc sống nơi xứ người, về ngôn ngữ hay văn hóa… Dù là về vấn đề nào, chỉ khi bạn giữ vững được tinh thần, đầy ý chí và kiên cường, chắc chắn bạn sẽ vượt qua được mọi thứ bạn sẽ không cảm thấy bị nghẹt thở.
5.2. Về hành lý sang Đức
Hiện tại, hành lý cần chuẩn bị sang Đức gồm có các loại đồ dùng sau:
>>> Về giấy tờ kèm theo
Giấy tờ là một trong những loại không thể thiếu khi sang Đức. Đó chính là những bằng chứng để chứng thực nhân thân của bạn. Đồng thời, bạn có thể dễ dàng nhập cảnh một cách thuận lợi hơn.
Để tránh bị rơi hoặc mất giấy tờ, bạn nên để vào túi xách hoặc balo gắn liền trên người mình.
>>> Về đồ dùng cá nhân
Đối với đồ dùng cá nhân, bạn cần chuẩn bị các đồ cá nhân cơ bản như: quần áo, đồ dùng học tập, thuốc men và một số loại tư trang cần thiết của nữ cũng như nam giới. Bên cạnh đó, để thuận tiện cho quá trình di chuyển, ngoài việc cầm thẻ dự trù, bạn nên đổi một ít tiền mặt trong người.
5.3. Về đồ dùng cần tránh mang theo khi sang Đức
Bên cạnh hành trang cần chuẩn bị để đi du học nghề Đức, bạn cần lưu ý những đồ dùng bị cấm mang theo, đặc biệt là Đức – Một đất nước phát triển với những luật pháp khắt khe.
Các loại đồ dùng bị cấm mang hành lý xách tay bao gồm:
Các loại vật dụng sắc nhọn có thể gây nguy hiểm không được mang theo như: Dao, kéo, gươm, các loại vật sắc nhọn có thể gây sát thương…..
Các vật dụng có thể gây cháy nổ như: Bật lửa, diêm
Các chất gây mùi khó chịu, nồng nặc như: mắm tôm, nước mắm, sầu riêng, các loại thực phẩm khô như: cá khô, mực khô….
Các loại chất lỏng quá 100ml sẽ không được mang dù đã đóng hộp kỹ càng, bạn nên tìm hiểu kỹ bởi tùy hãng máy bay sẽ có quy định khác.
Hạn chế tối đa đồ dùng bởi nếu mang quá nhiều đồ mới kể cả về nước hay nhập cảnh bạn
6. Một vài lưu ý cần nhớ khi đến Đức
Cuộc sống ở Châu Âu có sự khác biệt rõ rệt với Châu Á. Do đó, khi sang Đức du học nghề, bạn cần chú ý vài điểm nổi bật sau:
6.1. Sự chênh lệch về múi giờ
– Để dễ thích ứng được môi trường bên Đức, đòi hỏi bạn cần chuẩn bị tinh thần thoải mái, có sức khỏe tốt. Khí hậu ở Đức cũng không giống như Việt Nam, cho nên bạn cần tìm hiểu trước về thời gian bạn bay sang đó để chuẩn bị trước trang phục cho phù hợp.
Ngoài ra, múi giờ ở Việt Nam và Đức có sự chênh lệch đáng kể. Cụ thể, giờ Việt Nam thường nhanh hơn bên Đức là 5 tiếng.
6.2. Về khung giờ làm việc tại Đức
Khung thời gian làm việc ở Đức rất linh động và không đồng nhất trong khoảng giờ nhất định, nhiều nơi giờ làm việc thay đổi theo mùa, theo tháng, thậm chí là theo ngày.
Thông thường, trung bình 1 tuần, người lao động sẽ làm việc khoảng 30-35 tiếng/tuần, ít hơn ở Việt Nam khoảng 5- 10 tiếng/tuần. Ngoài ra, thời gian bắt đầu làm việc cũng trễ hơn từ 1- 2 tiếng tùy từng đơn vị.
6.3. Về văn hóa tại Đức
>>> Trong giao tiếp
Đối với bất kỳ một học viên đặt chân đến đây, nhất là đối tượng du học nghề Đức, điều cơ bản bạn cần nắm được đó là cách giao tiếp với người xung quanh. Thói quen bắt tay chào hỏi hay tạm biệt là hành động quen thuộc. Đặc biệt, ở Đức họ rất xem trọng đúng giờ, cách xưng hô và lễ nghi chào hỏi.
Đây không chỉ là thói quen phổ biến, còn thể hiện được sự trang trọng và tôn trọng với đối phương. Trong mọi cuộc gặp mặt, đối tượng đến sau sẽ là người chủ động tiến đến chào hỏi mọi người hoặc ai nhìn thấy trước sẽ chủ động chào hỏi trước. Bên cạnh đó, nếu là người có địa vị, bạn nên xưng hô chức vụ kèm họ tên của đối phương để thể hiện cấp bậc và sự trân trọng với họ.
Vì vậy, để mỗi học sinh du học nghề Đức có thể hòa nhập với cuộc sống nơi đất khách quê người, GTC luôn chú trọng và theo sát vấn đề học tiếng của học viên. Quá trình học tiếng thành thạo sẽ là tiền đề quan trọng giúp học viên có cách ứng xử tốt trong mọi hoàn cảnh. Bên cạnh đó, song song với việc đào tạo học tiếng, học viên sẽ được tìm hiểu về lối văn hóa giao tiếp ở Đức.
>>> Trong cuộc sống hằng ngày
Ở Đức, ngoài chú trọng văn hóa trong giao tiếp, văn hóa trong cuộc sống hằng ngày cũng rất quan trọng. Khi đến nhà ai đó hoặc đơn giản là tham dự một bữa tiệc, một sự kiện trọng đại nào, vấn đề giờ giấc cũng rất quan trọng. Bạn cần ăn mặc lịch sự đúng phong cách bữa tiệc, đúng giờ và trong trường hợp đến nhà cần báo trước cho chủ nhà.
Đối với các nước phương đông, họ rất chú trọng đến sự riêng tư, có thể khi sống ở nhà sang nhà người thân bạn không để ý đến vấn đề này nhưng sang Đức, bạn buộc phải học và ghi nhớ.
Đối với bữa ăn bạn cũng cần để ý rằng, khi bạn để dao và nĩa chéo trên đĩa ăn, thể hiện bạn vẫn đang dùng bữa, trường hợp bạn để dao và nĩa song song có nghĩa bạn thông báo với gia chủ rằng bạn đã dùng bữa xong.
Mặc dù, thủ tục và văn hóa có hơi rườm rà nhưng việc bạn nắm rõ và hiểu phong tục ở đây sẽ giúp bạn mở rộng mối quan hệ với bạn bè, cũng như giúp bạn hiểu thêm về con người, văn hóa nơi bản địa bạn đang sinh sống.
Một chú ý nho nhỏ nữa đó là, ở Đức họ quan trọng đến giữ gìn vệ sinh công cộng. Thùng rác được phân loại rõ ràng loại rác, vì vậy bạn chú ý bỏ đúng rác nơi quy định. Nếu bạn bỏ rác sai mà họ bắt gặp sẽ khiến cho mối quan hệ của bạn với hàng xóm trở nên căng thẳng và mất thiện cảm.
Có thể nói, du học nghề Đức là con đường rất vất vả và đòi hỏi các bạn trẻ phải nỗ lực rất nhiều. Để có được thành công như các anh chị đi trước, bạn cần phải học cách nhìn nhận về thực tế, tránh mơ mộng và không bị cám dỗ bởi tác động từ người khác.